Xuất khẩu 8 tháng: Duy trì tăng trưởng trong bất lợi

04/10/2015 05:09        
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa của nước ta trong tháng 8 đạt 14,48 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,13 tỷ USD, xuất siêu 346,4 triệu USD. Đây là mức xuất siêu cao nhất từ đầu năm đến nay.


8 tháng, XK vẫn duy trì tăng trưởng so với tháng trước.

Điều hành linh hoạt
Đánh giá về tình hình XK những tháng vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, XK cả nước gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi, nguồn cung gia tăng trong khi tổng cầu chưa tăng tương ứng khiến nhiều mặt hàng XK gặp khó. Dù đặt ra mục tiêu sẽ tăng trưởng 10% cho cả năm 2015, nhưng sau 8 tháng, mức tăng trưởng XK chỉ ở mức trên dưới 9%.
Tuy nhiên, xu hướng rõ ràng trong những tháng đầu năm là tăng trưởng XK tháng sau luôn cao hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, việc Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8 vừa qua, dù đã tạo ra sự bất ngờ và tác động bước đầu bất lợi đến các ngành hàng, sản phẩm; nhưng nhìn tổng thể, sau 8 tháng, XK vẫn duy trì tăng trưởng so với tháng trước và cùng kỳ các năm trước, đạt mức 9,6%.
Khó khăn chung của nền kinh tế thế giới đã tác động đến Việt Nam, nhưng sức sống của nền kinh tế nước ta đã được khẳng định. Nhiều ngành như nông lâm, thủy sản, chế biến nông sản đã chịu tác động từ tỷ giá nhưng sự kiên quyết của Chính phủ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục trong sản xuất- kinh doanh đã tạo thuận lợi và niềm tin cho DN sản xuất và XK. Bên cạnh đó, sự chủ động, vượt khó của DN cũng là sự ghi nhận đáng kể. Đặc biệt, phản ứng linh hoạt, nhanh nhạy của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh tỷ giá tương ứng đã giúp doanh nghiệp thêm điều kiện thuận lợi để khắc phục thách thức, khó khăn, nhất là khi đồng Nhân dân tệ đã tác động vào nhiều thị trường trọng điểm có liên quan đến các ngành hàng XK lớn của nước ta như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ… trên các mặt hàng như dệt may, da giày…

Nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm
Khẳng định việc đồng Nhân dân tệ giảm giá trước mắt chưa ảnh hưởng nhiều đến XK, song Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thẳng thắn thừa nhận, nền kinh tế nước ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, máy móc, thiết bị… từ Trung Quốc. Việc này trước mắt và trung hạn chưa thể thay đổi được nên phần nhập siêu sẽ nghiêng về phía Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang tiến hành đàm phán và ký kết hàng loạt các FTA quan trọng. Theo đó, nguyên vật liệu, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ… nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sẽ không còn là lợi thế và giải pháp lâu dài vì quy định nguyên tắc xuất xứ đang được yêu cầu rất chặt chẽ. Điều này đòi hỏi DN phải chủ động hơn nữa trong tái cơ cấu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… để đón đầu các cơ hội từ hội nhập.
“Thời gian tới, nguồn đầu tư nước ngoài cho công nghiệp phụ trợ, nguyên phụ liệu… sẽ “đổ” vào Việt Nam để khai thác các ưu đãi trong khung hiệp định. Đây sẽ là cơ hội để gia tăng sức cạnh tranh cho sản xuất nội địa, giảm phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu, sản phẩm đầu vào nhập từ Trung Quốc” - Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Với xu hướng như hiện nay, XK vẫn sẽ tăng trưởng tương đối ổn định, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu năm 2015, đồng thời tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 về tăng trưởng XK nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Theo baocongthuong.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.