Cần thống nhất trong cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường

18/10/2015 05:21        
Ngày 16/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam”. Hội thảo do dự án EU - Mutrap phối hợp với Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức.
  

Ảnh minh họa

Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) đều khẳng định, đầu tư vào dịch vụ môi trường hiện được các DN FDI chú ý và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ông Lại Văn Mạnh, Chuyên gia trong nước của EU-Mutrap, thông tin theo kết quả khảo sát thực hiện năm 2014, nếu như 2011 nguồn vốn đầu tư vào các dự án nước thải và chất thải rắn mới chỉ đạt khoảng 710 triệu USD thì đến năm 2013 đã đạt mức 1.285 triệu USD. Số DN FDI tham gia vào lĩnh vực này cũng tăng từ 5 DN (năm 2005) lên 37 DN vào năm 2012. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, kết quả kinh doanh của các DN FDI trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường tương đối khả quan.
Theo ông  Lại Văn Mạnh nhu cầu về vốn cho bảo vệ môi trường của Việt Nam năm sau luôn tăng hơn năm trước. Dự kiến đến năm 2020 mức vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam sẽ ở mức khoảng trên 40.000 tỉ đồng.
Nhiều chuyên gia cho biết, môi trường pháp lý của Việt Nam và đầu tư trong các lĩnh vực hàng hóa dịch vụ môi trường đang có nhiều thuận lợi. Đầu tư vào hàng hóa dịch vụ môi trường thực sự được khuyến khích với các chính sách miễn, giảm đáng kể thuế nhập khẩu và phí sử dụng đất. Lợi ích của các nhà đầu tư sẽ gia tăng nếu có các khoản đầu tư liên quan đến chuyển giao công nghệ mới đặc biệt là công nghệ cao. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi ích tối đa nếu thực hiện các dự án đầu tư tại những địa bàn được khuyến khích. Ngoài ra đầu từ vào ngành hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến các công nghệ được chuyển giao.
Dù có nhiều thuận lợi song phần lớn các DN FDI cho rằng vẫn còn một số rào cản trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực này như:  Thiếu cơ sở pháp lý; Rào cản ngôn ngữ; Chính sách miễn thuế DN thực hiện không thống nhất giữa các địa phương; Ngoài ra thủ tục hành chính còn phức tạp và tốn thời gian cũng gây không ít khó khăn cho các DN.
Theo các DN, cần có một đường dây nóng để các nhà đầu tư có thể tiếp cận được các thông tin chính thức từ Chính phủ. Các quy định pháp lý và tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động đầu tư về hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng phải được công bố công khai và dễ thực hiện. Bên cạnh đó, cần sự thống nhất về thủ tục cấp phép và các quy định về môi trường trong cả nước.
Theo baocongthuong.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.