Công nghiệp hỗ trợ đã có những bước phát triển tốt

11/10/2015 12:22        
Theo thống kê mới đây của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO)  công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam năm 2014 đã đạt tỉ lệ 33%, tăng 11% so với 4 năm trước đây. Các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các DN ở khu vực các tỉnh thành phía Nam đang phát triển về năng lực công nghệ một cách nhanh chóng đáp ứng về chất lượng, kỹ thuật, thời hạn giao hàng cho các DN nước ngoài, đặc biệt là các DN Nhật Bản.
 

Các DN Nhật Bản đẩy mạnh tìm kiếm đối tác, liên kết phát triển CNHT tại Việt Nam

Ông Hirotaka Yasuzumi - Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM cho biết, các DN CNHT của Việt Nam đang dần trở thành một đối tác tin cậy của các DN Nhật Bản. Hiện tỉ lệ cung ứng nội địa của các DN Nhật Bản tại phía Nam là 36%, cao hơn so với tỉ lệ 31% ở phía Bắc. Ngoài ra, nếu so sánh tỉ lệ cung ứng từ các DN bản địa Việt Nam cho các DN Nhật Bản thì ở phía Bắc tỉ lệ này là 11%, trong khi ở phía Nam là 19%, tiến gần hơn tới tỉ lệ 21% của Indonesia và 23% của Thái Lan.
Tại TP. Hồ Chí Minh hiện đề án về phát triển CNHT do Sở Công Thương TP chủ trì đã hoàn thành giai đoạn 1, theo đó, TP tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm gồm: Cơ khí, điện tử - viễn thông, cao su – nhựa, chế biến tinh lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày… Để tạo điều kiện cho các DN CNHH, UBND TP.HCM đã thực hiện thí điểm mô hình nhà xưởng cao tầng cho DN thuê tại Khu Công nghệ cao và tại các khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận, các khu công nghiệp Hiệp Phước, Đông Nam trong giai đoạn 2015 - 2018. Quy mô dự kiến mỗi nhà xưởng khoảng 3 - 8 tầng, diện tích khoảng 10 – 40 ngàn m2; các xưởng được thiết kế có diện tích 100 m2, 200 m2, 1.000 m2
Mục tiêu của dự án này là tạo điều kiện thuận lợi cho một số nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các DN Nhật Bản sản xuất sản phẩm CNHT có nhu cầu mở xưởng sản xuất nhỏ để thăm dò thị trường và môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư lâu dài vào Việt Nam; hay các DN nhỏ và vừa trong các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của TP đầu tư liên quan đến CNHT.
Cùng với các DN trong nước, các nhà sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đang có xu hướng chuyển dần công nghệ và nhà máy vào Việt Nam. Điều này kéo theo nhu cầu cao về linh kiện tại chỗ. Đây là dịp để các DN nội địa nắm bắt cơ hội và trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn.
Tại các cuộc gặp gỡ và kết nối giữa các DN Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian gần đây, các DN Nhật Bản luôn bày tỏ mong muốn được hợp tác với các DN Việt Nam cùng thúc đẩy ngành CNHT trong nước ngày càng phát triển.
Ông Hideo Toyoshima - Giám đốc Tổ chức Thương mại và công nghiệp vùng Osaka cho biết, Osaka là nơi phát triển rất mạnh CNHT phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực công nghiệp ở Nhật Bản. Được biết trong vài năm gần đây Việt Nam tăng cường các hoạt động hội chợ triển lãm, kết nối cung – cầu để thúc đẩy ngành CNHT Việt Nam phát triển và nhiều DN Việt Nam đã chứng minh được năng lực trở thành những nhà cung ứng địa phương về nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng với kỹ thuật cao.
Ông Hideo Toyoshima cũng nhận định Việt Nam và Nhật Bản cùng 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây có thể xem như một thời điểm rất tốt để DN hai nước kết nối nhu cầu với nhau, có thời gian chuẩn bị thật tốt cho việc khai thác thị trường, phát triển các ngành CNHT và nhiều ngành kinh tế, thương mại đầu tư khác. 
Theo baocongthuong.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.