Phát triển nhiệt điện than - Kỳ II: Doanh nghiệp thiệt thòi bởi cơ chế

15/09/2015 04:56        
Ngoài những thách thức về nguồn nguyên liệu than và môi trường, rủi ro đến từ nhà đầu tư nước ngoài cũng như áp lực về vốn, công nghệ trong xử lý tro, xỉ cũng cần được quan tâm.
  

Dây chuyền xử lý tro, xỉ than của Công ty Cổ phần Sông Đà - Cao Cường

Rủi ro từ nhà đầu tư nước ngoài

Theo Giáo sư Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam- sau khi thủy điện Lai Châu đưa vào vận hành, nguồn thủy điện Việt Nam cơ bản được khai thác hết; nguồn điện chạy dầu, khí không ổn định, giá lại cao… Do đó, phát triển nhiệt điện than là cần thiết. Tuy nhiên, việc có quá nhiều dự án BOT nhiệt điện than do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát khiến nhiều người lo ngại. Cụ thể: Tuổi thọ của nhà máy nhiệt điện than trung bình khoảng 25 năm. Theo các quy định hiện hành về đầu tư dự án BOT, nhà đầu tư nước ngoài được quyền khai thác, vận hành 25 năm kể từ khi hoàn thành nhà máy, sau đó mới chuyển giao cho phía Việt Nam. “Chúng ta sẽ được hưởng lợi gì sau khi tiếp quản nếu không tốn kém chi phí cho việc bảo dưỡng, thay thế, nâng cấp?”- Giáo sư Trần Đình Long đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, việc hàng loạt nhà máy nhiệt điện than BOT tham gia thị truờng điện cạnh tranh cũng đặt ra vấn đề an toàn trong cơ cấu nguồn năng lượng, bắt nguồn từ việc khó kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài.

Áp lực về vốn, công nghệ
Theo phân tích của Giáo sư Trần Đình Long, mỗi nhà máy nhiệt điện than đều lựa chọn một công nghệ phù hợp khi đầu tư. Thực tế, với sự phát triển công nghệ như hiện nay, có thể xử lý tương đối triệt để chất độc hại thải ra từ các nhà máy, giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc đầu tư này lại quá tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Tính toán của các nhà khoa học cho thấy: Một nhà máy nhiệt điện đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí đầu tư 40-60%. Điều này làm tăng giá thành sản xuất và giá bán điện.
Thậm chí, đã có một số doanh nghiệp tư nhân đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý tro, xỉ than với số tiền hàng trăm tỷ đồng để sản xuất vật liệu xây dựng. Dù vậy, hiện tại những doanh nghiệp này vẫn loay hoay cả đầu vào lẫn đầu ra vì thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể từ nhà nước. Sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh được do chi phí sản xuất quá cao. Ví dụ: Công ty Cổ phần Sông Đà – Cao Cường (Hải Dương) đã đầu tư gần 300 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ tro, xỉ than của nhà máy nhiệt điện nhưng sản phẩm vẫn “bí” đầu ra. n
  Việc cần làm lúc này là sớm nghiên cứu xây dựng chiến lược tổng thể của ngành năng lượng nói chung, nhiệt điện than nói riêng.
Kỳ III: Xây dựng chiến lược tổng thể
Theo baocongthuong.com.vn

 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.