Phát triển nhiệt điện than - Kỳ I: Những thách thức không nhỏ

15/09/2015 04:44        
Trong bất kỳ giai đoạn nào, nhiệt điện than luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển nhiệt điện than đang gặp phải những thách thức không nhỏ.
    

Nguyên liệu là thách thức không nhỏ đối với phát triển nhiệt điện than

Tự lo nguồn nguyên liệu

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước hiện có 19 nhà máy nhiệt điện đang vận hành (14.300 MW), 12 nhà máy đang xây dựng (11.700 MW), 12 nhà máy đã và đang phê duyệt dự án đầu tư (12.900 MW). Như vậy, đến năm 2022 sẽ có khoảng hơn 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất đặt khoảng 39.000 MW chiếm trên 48% cơ cấu nguồn điện. Trong đó, 15 nhà máy sử dụng than nhập khẩu và 28 nhà máy sử dụng than trong nước, tiêu thụ khoảng 110 triệu tấn than/năm.
Về nguồn nguyên liệu, theo Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg thì đến năm 2020, sản lượng than thương phẩm của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt 60-65 triệu tấn. Thế nhưng, tính riêng lượng than phải nhập khẩu cho phát điện đã lên tới 45-50 triệu tấn/năm.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Giáo sư Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam - cho biết: Nhiều nước phát triển nhiệt điện than ký hợp đồng dài hạn với các quốc gia có nguồn than lớn nhưng Việt Nam thì chưa. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà máy nhiệt điện phải tự lo nguồn nhiên liệu. Ngoài ra, nguồn than trong nước hạn chế, trữ lượng không tập trung khiến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển gặp nhiều khó khăn.

Nguy cơ về môi trường
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy: Tổng lượng tro, xỉ do các nhà máy nhiệt điện thải ra khoảng 15 triệu tấn/năm, đến năm 2020 con số này là 30 triệu tấn/năm. Số chất thải này chủ yếu được chôn lấp tại bãi thải xỉ của các nhà máy với diện tích gần 2.000 ha (đáp ứng tối đa trong 3 - 5 năm tới). Một số rất ít tro, xỉ được sử dụng để sản xuất vật liệu không nung như gạch, vữa, phụ gia cho xi măng, bê tông đầm lăn ở các thủy điện... Tuy nhiên, để có thể chuyển hóa loại chất thải này thành vật liệu có ích cần phải đầu tư dây chuyền công nghệ tách, tuyển, chế biến, tốn kém nhiều chi phí.
Theo Giáo sư Trần Đình Long, trong số các nguồn phát thì nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường nặng nhất. Vấn đề này không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở cả các nước phát triển trên thế giới. Ngoài lượng tro, xỉ kèm các chất độc hại, các nhà máy còn thải ra bầu khí quyển một lượng khí SOx lớn. Nếu không được xử lý triệt để sẽ gây nhiều hệ lụy cho môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Đơn cử như sự cố ở Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vừa qua.
Nhiều nước phát triển nhiệt điện than ký hợp đồng dài hạn với các quốc gia có nguồn than lớn nhưng Việt Nam thì chưa. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà máy nhiệt điện phải tự lo nguồn nhiên liệu.
Kỳ II: Doanh nghiệp thiệt thòi bởi cơ chế
Theo baocongthuong.com.vn

 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.