Thương mại điện tử: Con đường rộng mở cho xuất khẩu

11/10/2015 05:38        
Nhằm tăng cường giao lưu hợp tác giữa các các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, thương mại điện tử (TMĐT), tại Hà Nội, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) vừa tổ chức buổi gặp gỡ hội viên với chủ đề “TMĐT: Con đường mới cho xuất khẩu”.
Trong buổi gặp gỡ, các DN trong lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh TMĐT đã được Công ty cổ phần đầu tư và Công nghệ OSB (Đại lý Ủy quyền Chính thức của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam) hỗ trợ công cụ tiếp cận thị trường. Đồng thời, được công ty dịch thuật toàn cầu Expertrans giải đáp về vấn đề website DN trong lĩnh vực xuất khẩu cần nội dung khác biệt như thế nào, ngôn ngữ được chuẩn hóa ra sao…


Tại buổi gặp gỡ, các DN đều cho rằng, xu hướng mua bán online đang chiếm ưu thế

Theo VECOM, các DN vừa và nhỏ trên toàn cầu hiện nay đã nhận thức một cách sâu sắc sức mạnh của TMĐT và đang chuyển dần công việc kinh doanh từ truyền thống sang môi trường trực tuyến (online). Tính linh động và hiệu quả của TMĐT giúp hoạt động kinh doanh của họ phát triển và trở nên cạnh tranh hơn so với đối thủ trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy thử thách. Nói cách khác, TMĐT đang trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với DN để mở rộng hoạt động kinh doanh và các giao dịch trực tuyến, giúp định hướng cho sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ mới của DN.
“Cơ hội gia tăng xuất khẩu cho các DN Việt Nam đang được mở ra khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Tuy nhiên, để biến cơ hội đó thành hiện thực, mỗi DN cần cân nhắc đến 2 yếu tố: sử dụng thật tốt công cụ công nghệ thông tin cũng như TMĐT, làm sao để TMĐT hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động xuất khẩu của mình. Đồng thời, với tính đa dạng hóa thị trường hiện nay, dùng phương tiện trực tuyến nhưng DN phải khéo léo sử dụng ngôn ngữ phù hợp làm sao cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới biết tới sản phẩm của mình”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VECOM nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Gia Hùng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần EUREKA Việt Nam cho biết, hiện tại hàng tháng chúng tôi nhận được 100 cuộc trao đổi thông tin về hàng hóa từ Alibaba.com, 10% trong số đó là hỏi hàng chất lượng và có khả năng dẫn tới đơn hàng thực sự. 30% doanh số xuất khẩu hiện nay của EUREKA có được là qua Alibaba.com. Từ chỗ chỉ xây dựng được 5-6 đối tác, chúng tôi đã đặt quan hệ làm ăn tại 72 nước, có nước lên tới 10 khách hàng quen thuộc.
Ông Nguyễn Kính Thư, Giám đốc Công ty TNHH Thành Đạt Nguyễn Gia cũng chia sẻ, chúng tôi đã tận dụng nhiều công cụ hữu ích trên Alibaba.com để quảng bá hình ảnh hoạt động và sản phẩm của công ty. Từ năm 2013 đến nay, mỗi tháng chúng tôi nhận được trên 40 thư hỏi hàng, khoảng 2% số thư hỏi hàng đó trở thành hợp đồng, chiếm 66,24% trên tổng số doanh số của công ty.
Theo ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc Công ty OSB, trung bình mỗi ngày trên Alibaba.com, nhận được khoảng 15.695 yêu cầu chào mua từ nhà nhập khẩu. Trong đó, các yêu cầu nhiều nhất là về các mặt hàng: thực phẩm – đồ uống, nông sản, vật liệu xây dựng, dệt may – da giày, hàng thủ công mỹ nghệ… Đây cũng là các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế và đang được các DN cung cấp nhiều nhất trên Alibaba.com. Đặc biệt, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của các sản phẩm Việt Nam là Mỹ, châu Âu, Úc…
Theo baocongthuong.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.