Ôtô nội- đếm ngược giờ “nốc ao”!

29/06/2015 07:26        
Làn sóng ôtô Trung Quốc nhập khẩu (NK) vào Việt Nam đang gia tăng mạnh, nếu các doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp trong nước không tìm được giải pháp cạnh tranh thì rất có thể sẽ bị “nốc ao” trong cuộc “so găng” không cân sức.
  


Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam kiến nghị Chính phủ điều chỉnh thuế nhập khẩu xe tải nguyên chiếc

Nhập khẩu tăng chóng mặt
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2013 đến nay, lượng ôtô Trung Quốc NK vào Việt Nam tăng rất mạnh, đặc biệt là dòng xe tải. Năm 2013, tổng kim ngạch NK ôtô Trung Quốc là trên 176,6 triệu USD; trong đó, riêng xe tải NK là 2.422 chiếc, trị giá kim ngạch là trên 126,4 triệu USD, thuế suất NK từ 0 -68%; ôtô các loại khác (không kể dưới và trên 9 chỗ ngồi) NK 1.064 chiếc, trị giá kim ngạch là 49,7 triệu USD.
Năm 2014, tổng kim ngạch NK ôtô Trung Quốc các loại đã tăng lên 534,671 triệu USD (gấp hơn 3 lần năm 2013). Trong đó, ôtô tải NK là 6.497 chiếc (tăng gấp gần 2,7 lần năm 2013), trị giá kim ngạch trên 252,2 triệu USD, thuế suất từ 0 - 68%; ôtô các loại khác (trừ xe dưới và trên 9 chỗ ngồi) là 7.106 chiếc, trị giá kim ngạch là trên 281,9 triệu USD, thuế suất từ 0 - 20%.
Đặc biệt, chỉ trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch NK ôtô Trung Quốc đã là trên 516,546 triệu USD. Trong đó, ôtô tải NK là 4.850 chiếc (bằng 75% cả năm 2014), trị giá kim ngạch trên 184,3 triệu USD.

Giá rẻ, thuế thấp
Theo một lãnh đạo của Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, một trong số những nguyên nhân dẫn tới NK ôtô tải từ Trung Quốc tăng cao trong thời gian gần đây xuất phát từ việc các cơ quan chức năng “siết” quản lý xe chở quá tải trong thời gian vừa qua nên các DN vận tải cần phải bổ sung xe mới có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Trước đây, chỉ cần một xe đầu kéo rơmooc ba trục DN có thể vận chuyển lưu thông được khoảng 60 - 80 tấn hàng hóa, nay chỉ được phép chở tối đa 32 tấn, để chở hết cơ số hàng vừa nêu đúng thời gian DN vận tải buộc phải mua thêm một xe nữa.
Đại diện Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải cho biết, xe tải Trung Quốc NK về đến Việt Nam hiện nay rẻ hơn xe tải lắp ráp trong nước khoảng 5 - 15%, rẻ hơn xe NK từ ASEAN và châu Âu từ 15 - 25% nên nhiều người chọn mua xe Trung Quốc để tiết kiệm chi phí. Cũng như một số ngành hàng khác, giá thành sản xuất cao là một trong những điểm yếu cố hữu bộc lộ trình độ phát triển, năng lực cạnh tranh của ngành ôtô Việt Nam còn thấp.
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI)- cho biết, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa lắp ráp xe tải trong nước đã được nâng lên từ 30 - 40% tùy loại xe, nhưng linh kiện, phụ tùng lắp ráp vẫn phụ thuộc khoảng 60 - 70% từ nguồn NK. Trong khi thuế NK linh kiện ôtô (CKD) về lắp ráp trong nước là 24%, thì thuế suất NK ôtô tải nguyên chiếc từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2015 đã được điều chỉnh về mức chỉ từ 0 - 30% cụ thể tùy từng dòng thuế khi áp mã (một số loại ôtô tải nguyên chiếc trên 45 tấn có thuế suất bằng 0%).
VAMI đã có văn bản kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức thuế NK xe tải nguyên chiếc và thuế nhập linh kiện phù hợp để hỗ trợ sản xuất ôtô nội địa. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ôtô trong nước, công suất động cơ, hệ thống truyền động, nhíp, mâm, vỏ... của xe tải NK nguyên chiếc từ Trung Quốc thường không phù hợp khi vận hành trong điều kiện đường sá của Việt Nam dễ dẫn đến hỏng hóc, phải thay thế nhiều chi tiết hơn so với xe lắp ráp, sản xuất trong nước.
Theo baocongthuong.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.