Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển thương hiệu

20/07/2016 00:06        
Thời gian qua, bên cạnh một số doanh nghiệp (DN) tích cực bảo vệ và phát triển thương hiệu, vẫn còn nhiều đơn vị chưa để ý đến vấn đề này.

Khó khăn xây dựng thương hiệu
Khi mới khởi nghiệp, hầu hết các chủ DN thường tập trung mọi sức lực cho việc huy động vốn để phát triển sản phẩm, ít đầu tư xây dựng thương hiệu vì nghĩ rằng việc ấy vừa phức tạp, vừa tốn kém. Ông Phạm Văn Lụm - Giám đốc Công ty TNHH Hưng Bảo (Cụm công nghiệp Diên Phú) cho biết: “Không phải DN lãng quên việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, mà tiềm lực tài chính của DN còn hạn chế khiến việc tạo lập, quảng bá thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi nhận biết được phát triển thương hiệu là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có điều kiện để chú tâm vào chuyện này. Bên cạnh vấn đề về vốn, chúng tôi cũng rất mong được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan chức năng”.

 


Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang đã phát triển thương hiệu khá thành công

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Phúng - chủ cơ sở sản xuất trà Hoàng Hoa Thôn (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) chia sẻ, ông rất muốn phát triển thương hiệu, nhưng vì tiềm lực kinh tế có hạn và chưa am hiểu sâu về các thủ tục nên việc này vẫn còn chậm triển khai. Bắt tay vào trồng và nghiên cứu cây chùm ngây được gần 10 năm, đến nay, sản phẩm trà từ loài cây này đã ra thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. Ông Phúng cũng đang chuẩn bị các thủ tục để mang sản phẩm đi thi sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực tại Quảng Ngãi. Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho ông. Tuy nhiên, sản phẩm trà của ông Phúng mới chỉ được bán thông qua khách hàng quen là chủ yếu. “Tôi có một cửa hàng duy nhất ở đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang. Kỳ vọng của tôi, thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa để đưa sản phẩm vào các siêu thị, mở thêm các cửa hàng đại diện”, ông Phúng cho hay.

 


Trà Hoàng Hoa Thôn tuy được đánh giá cao về chất lượng nhưng vẫn đang tìm hướng phát triển

Bắt đầu từ tên gọi tốt

 

Ông Trần Giang Khuê - Phó phụ trách Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ khu vực phía nam: Đa số các DN ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung thường ít chú trọng đến bảo vệ, phát triển thương hiệu mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Sắp tới, Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định thương mại được ký kết nên các DN sẽ gặp khó khăn. Bên nước ngoài, thường thì giá trị vật chất chỉ chiếm khoảng 20%, còn giá trị thương hiệu chiếm đến 80% trong tổng giá trị DN.
Sau gần 16 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang đã phát triển thương hiệu khá thành công. Sau khi chiếm lĩnh thị phần miền Trung và miền Bắc, công ty bắt đầu mở rộng thị trường miền Nam và xuất khẩu qua các nước: Nga, EU, Hàn Quốc và Mỹ. Hiện nay, công ty có 15 chi nhánh, trên 50 nhà phân phối, các hệ thống quán đối chứng, hệ thống quán “Take away”. Song song với mở rộng thị trường, Mê Trang rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Công ty đặc biệt chú trọng đến cà phê sạch pha phin từ những năm 2008 và dòng sản phẩm mới như: cà phê viên nén, cà phê hạt pha máy.
Ông Lương Thế Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi xác định việc xây dựng thương hiệu có uy tín là nhiệm vụ sống còn của DN. Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được khẳng định như:
Đồng Tâm, Yến sào Khánh Hòa, Bia Sài Gòn, Vinamilk... Tầm quan trọng của thương hiệu chính là nhờ sự phân biệt mà quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ được cập nhật nhanh chóng, chính sách giúp DN nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng”.

 

Ông Lương Thế Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa: Để có được một thương hiệu, DN cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí như: thiết kế, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, đầu tư dây chuyền công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật, đầu tư về nhân lực... Nếu có được thương hiệu mạnh thì DN sẽ có được nhiều lợi thế khi đàm phán với các đối tác.
Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Lâm - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 12.000 DN đăng ký, trong đó có đến 80% là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ thường lo nhất vấn đề vốn và mặt bằng nên không có thời gian và tâm huyết vào việc phát triển thương hiệu. Hàng năm, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN đều tổ chức lớp đào tạo cho các giám đốc, lãnh đạo DN vừa và nhỏ, trong đó có gắn nội dung bảo vệ và phát triển thương hiệu.
Theo ông Lâm, nhiều công ty mới thành lập gặp khó khăn trong việc làm cho các nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng hiểu được những giá trị đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ mới của mình. Nhiều DN không đăng ký thương hiệu, hoặc ngay từ việc đặt tên cho sản phẩm của mình đã không thu hút được khách hàng. “Việc khẳng định và phát triển thương hiệu sẽ tốt hơn nếu DN khởi đầu với một tên gọi thích hợp. Sau đó, phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng, tạo uy tín để khẳng định thương hiệu. Có thể nói, tên gọi thương hiệu sẽ là một tài sản vô cùng có giá trị đối với DN sau này, vì khi đã có uy tín thì nó có vị trí rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng”, ông Lâm cho hay.
Theo baokhanhhoa.com.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.