Chương trình bình ổn giá: Lan tỏa và nhân rộng

28/05/2012 11:36        

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chủ trì họp trực tuyến đánh giá 10 năm thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại các địa phương.

Chương trình bình ổn giá: Lan tỏa và nhân rộng

Chương trình bình ổn góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa

Lan tỏa thành chương trình lớn

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai chương trình bình ổn giá. Từ đây, chương trình đã lan tỏa với quy mô ngày càng rộng. Đến nay cả nước có 36 tỉnh, thành thực hiện chương trình với số vốn vay khoảng 1.650 tỷ đồng, các điểm bán hàng bình ổn không ngừng tăng lên theo hướng chuyển các địa điểm bán hàng lẻ về khu vực nông thôn, hiện cả nước có khoảng 6.400 điểm bán hàng. Lượng vốn của các DN tự bỏ ra để dự trữ trên 11.000 tỷ đồng.

Mặc dù khối lượng hàng hóa chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng với giá bán thấp hơn từ 5-10% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nên chương trình đã định hướng cho thị trường, hạn chế mức tăng giá chung, hạn chế tâm lý đầu cơ, găm hàng, nhất là tại hai thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi chiếm quyền số lớn trong cơ cấu tính CPI của cả nước, qua đó góp phần kiềm chế lạm phát.

Đặc biệt, các địa phương đã kết hợp tốt với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tập trung xúc tiến thương mại nội địa, vào các mặt hàng sản xuất trong nước… từ đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa.

Tạo chuỗi liên kết sản xuất và phân phối

Xuất phát từ việc hỗ trợ các DN phân phối, tới nay chương trình đã hướng tới tập trung bình ổn giá từ gốc của sản xuất, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất, cho vận chuyển… Thông qua chương trình tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất tới nhà phân phối, người dùng; tạo lập được liên kết giữa các DN trong chương trình với nhau, giữa các DN trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Một số địa phương đã và đang xây dựng, triển khai mô hình liên kết tiêu thụ nông sản…

Chương trình đã tổ chức ngày càng nhiều các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng về nông thôn, các huyện ngoại thành, vùng núi… tiến tới thiết lập nhiều điểm bán hàng cố định tại các KCN, các chợ truyền thống, khu vực nông thôn; góp phần phát triển hệ thống phân phối, chú trọng cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các KCN và khu vực nông thôn.

Theo Bộ Công Thương, chương trình bình ổn giá đã có tác động bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, tăng nguồn cung hàng hóa, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân với giá hợp lý trong những dịp tiêu dùng cao điểm như lễ, Tết. Mô hình liên kết giữa nhà sản xuất - DN phân phối- người tiêu dùng đã được hình thành, phát triển, tạo lập được chuỗi sản xuất, cung ứng bền vững.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ghi nhận những kết quả, tác động tích cực của các chương trình bình ổn giá thời gian qua. Đặc biệt là các kết quả chỉ tiêu về số địa phương, số DN, điểm bán hàng,... đều tăng lên, trong đó điều đáng mừng là đã tới được khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ giảm giá duy trì được thường xuyên, đáng kể. "Đây là một trong những biện pháp đóng góp hết sức quan trọng trong bài toán kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế của Chính phủ và có tác động tích cực đến mục tiêu an sinh toàn xã hội"- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ tiếp tục tạo điều kiện về chủ trương, cơ chế để các địa phương thực hiện chương trình bình ổn, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng cơ chế đảm bảo chất lượng hàng hóa, quản lý phân phối hàng hóa, thường xuyên cập nhật, thể chế hóa các chương trình thành các quy định chặt chẽ.

Trên tinh thần đó, các địa phương hết sức ưu tiên hỗ trợ phát triển hệ thống bán lẻ, các điểm bán hàng bình ổn, kiên định, bám sát mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong điều hành quản lý thị trường, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và có chính sách đi kèm nhằm nhân rộng và phát triển chương trình bình ổn giá.

                                                              Nguồn: Báo CT

 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.