Bảo hộ mậu dịch trong ngành Thép: Ngắn hạn và lâu dài

27/03/2016 15:51        
Xu hướng thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sắt thép nằm trong nhóm các mặt hàng được bảo hộ mậu dịch, đồng thời cũng bị điều tra chống bán phá giá và trợ cấp nhiều nhất trên thế giới. Dưới đây là bảng tóm tắt các hình thức bảo hộ đã được áp dụng với mặt hàng thép trong năm 2015 của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Các biện pháp bảo hộ đối với ngành thép được áp dụng trên thế giới (cập nhật năm 2015)

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Biện pháp bảo hộ thương mại mới trong năm 2015

Thổ Nhĩ Kỳ

• Tăng thuế NK

• Các biện pháp liên quan đến thương mại trong Kế hoạch Hành động của ngành thép Thổ Nhĩ Kỳ

Mexico

• Tăng thuế nhập khẩu

• Yêu cầu chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật

Colombia

• Chương trình nhãn hiệu và chứng nhận

Achentina

• Cấp phép nhập khẩu, Giá nhập khẩu tham chiếu

Algeria

• Chương trình kiểm soát chuyển nhượng

Nga, Việt Nam

• Thuế nhập khẩu tạm thời

Braxin, Ai Cập

• Tăng thuế nhập khẩu

Đài Loan

• Chương trình chứng nhận sản phẩm

Trung Quốc

• Thuế VAT

• Trợ cấp

• Hạn chế FDI vào lĩnh vực thép

Indonesia, Malaysia, Thái Lan

• Yêu cầu chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia

Hoa Kỳ, Ả Rập xê-út

• Khuyến khích mua thép nội địa

Nguồn: WTO, OECD

Như vậy có thể thấy, trong khi các hiệp định thương mại song phương, đa phương được thúc đẩy và kí kết, với sự tham gia đông hơn của các nước sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới, nhiều biện pháp bảo hộ vẫn được áp dụng một cách tinh vi hơn. Các biện pháp về thuế quan vẫn được áp dụng khá phổ biến, nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức khác như các chương trình khuyến khích mua thép nội địa, quy định về nhãn mác, tiêu chuẩn quốc gia, thậm chí là quy định về chuyển nhượng… Các hình thức này sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn khi các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ theo các cam kết FTA.

Và câu chuyện tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu khoảng 15,6 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 33,1% so với năm 2014 và đạt trị giá gần 7,5 tỷ USD. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt khoảng 9 triệu tấn thép, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%, còn lại chủ yếu từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong khi lượng nhập khẩu tăng mạnh thì lượng xuất khẩu lại sụt giảm. Xuất khẩu sắt thép các loại chỉ đạt khoảng 2,56 triệu tấn, trị giá gần 1,7 tỷ USD, giảm 2,4% về lượng và 15,6% về trị giá so với năm 2014. Như vậy có thể thấy, trong năm 2015, ngành đã nhập siêu 5,8 tỷ USD.
Trong thời gian tới, xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ có thuận lợi hơn về thuế khi tham gia các FTA, nhưng khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, các nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại rất tinh vi, khiến ngành hàng có nguy cơ bị mất thị trường, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm. Tại thị trường nội địa, nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng vệ thương mại thì năm 2016, lượng thép từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc tràn vào sẽ khiến thị trường trong nước gặp khó hơn.
 

Bộ Công Thương quyết định điều tra tự vệ tạm thời phôi thép và thép nhập khẩu

Ngày 7/3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó:

(i) Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng là mức thuế tương đối là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài.

(ii) Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.

(iii) Các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu số lượng hàng hóa nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và tổng lượng hàng hóa nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ. Danh sách các nước không bị áp dụng thuế tự vệ tạm thời này được thể hiện ở Phụ lục 1 của Thông báo kèm quyết định.

Trước đó, ngày 25/12/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài do nhóm 4 công ty yêu cầu bao gồm: Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý. Sản phẩm được yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là mặt hàng phôi thép và thép dài với mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00. Đến ngày 30/12/2015, Cơ quan điều tra đã gửi Bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan. Thời hạn trả lời Bản câu hỏi điều tra là 30 ngày kể từ ngày gửi Bản câu hỏi điều tra, tức là trước 17h00 ngày 29/01/2016. Sau đó, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu thông tin từ các Bản trả lời câu hỏi điều tra do các bên liên quan cung cấp, từ ngày 29/01 đến ngày 23/02/2016, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự và hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước, trước khi ra quyết định về các biện pháp tự vệ tạm thời.

Các biện pháp về thuế như trên chỉ được áp dụng tạm thời và sẽ bị dỡ bỏ cùng với quá trình thực hiện các cam kết FTA. Về lâu dài, các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, nghiên cứu phát triển và các hàng rào kỹ thuật cần được sử dụng để thay thế. Hơn nữa, các chương trình khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm nội địa, hệ thống kiểm tra nhãn mác và chính sách định hướng đầu tư cần “sắc bén” hơn nữa để giảm dần áp lực nhập siêu cho ngành sắt thép.
Theo tapchicongthuong.vn
 
Thời sự
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì hợp tác xã (02/05/2024)
Sáng 25-4, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, HTX điển hình tiên tiến tỉnh Khánh Hòa năm 2024. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh tham dự hội nghị.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Đường dây nóng

Chuyendoiso

ISO

ND552019ndcp

hiepdinhCPTPP

rcep

EVFTA

thủ tục HC
An error has occurred. Error: Thời tiết is currently unavailable.